Vai trò then chốt của nước bọt đối với sức khỏe răng miệng
Nước bọt, chất lỏng trong suốt trong miệng bạn cũng là một vệ sĩ thầm lặng góp công lớn đối với sức khỏe răng miệng.
Nước bọt giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng
Hãy hình dung nước bọt như là hệ thống điều tiết khí hậu, chất xử lý thức ăn và giúp tiêu hóa mọi thứ. Nước bọt chứa các hợp chất đặc hiệu giúp hòa tan thức ăn khi nhai và đảm bảo thức ăn được tiêu hóa dễ dàng.
Nước bọt bảo vệ nướu khỏi vi khuẩn
Nước bọt có protein giúp chắc răng và hạn chế vi khuẩn, cùng khoáng chất làm giảm nguy cơ sâu răng và bệnh về nướu. Nước bọt cũng chống hôi miệng nhờ kiểm soát được vi khuẩn.
Nước bọt giúp bảo vệ răng giả
Tuổi già có bao nhiêu là phiền toái. Nhưng dù gì cũng có sẵn một thứ trong miệng giúp bạn đỡ vất vả. Nước bọt giúp cố định răng giả chắc chắn, nhờ vậy chúng ta không phải lo về những trục trặc với răng giả khi đến tuổi xế chiều.
Nước bọt ngăn ngừa chứng khô miệng
Khi tuổi càng cao chúng ta càng ít tiết nước bọt. Đó gọi là chứng khô miệng. Một số biểu hiện khô miệng gồm cảm giác khó chịu trong miệng, lưỡi như sưng lên, khó nuốt và bạn có cảm tưởng như mình phải vất vả nuốt nước bọt xuống cổ họng.
Không chỉ là một phiền toái, chứng khô miệng còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng sinh sôi khi thiếu nước bọt. Đây là lý do vì sao chứng hôi miệng đi đôi với khô miệng, và vì sao nó tăng nguy cơ bệnh về nướu và sâu răng.
Chứng khô miệng thường gặp khi càng lớn tuổi, nhưng ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như dùng thuốc điều trị, bệnh lý mãn tính như tiểu đường, stress, hút thuốc lá và thậm chí là mất nước.
Duy trì tuyến nước bọt dồi dào là một bước thiết yếu trong việc chăm sóc răng miệng. Khi thấy miệng khô, bạn có thể tăng tiết nước bọt nhanh bằng cách nhai kẹo cao su không đường, ăn chút gì đó hoặc uống nước; và nếu bị tác dụng phụ khi dùng thuốc trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách giảm tác dụng phụ hoặc có thể là đổi toa thuốc khác.